Hướng dẫn cài đặt và sử dụng form request, form request dùng để làm gì, cách sử dụng form request trong laravel như thế nào
Câu lệnh tạo 1 form request
php artisan make:request LoginRequest
sau khi chạy lệnh xong thì file LoginRequest.php được tạo tự động trong thư mục App\Http\Request . Chúng ta mở file đó ra và cấu hình như sau.
Trong hàm authorize ta chuyển false thành true.
Ta khai báo các điều kiện ràng buộc trong hàm rules
username : là name của trường tài khoản
password : là thuôc tính name của trường mật khẩu
các điều kiện
required : không được bỏ trống
email: dữ liệu dạng email
min5: số ký tự tối thiểu
+ Nếu chúng ta không khai báo hàm messages thì dữ liệu trả về bằng tiếng anh, còn nếu chúng ta khai báo tiếng việt như trên hình thì khi có lỗi phát sinh sẽ trả về tiếng việt như mình đã khai báo.
+ Để sử dụng được form request này thì chúng ta cần gọi nó vào trong controller để sử sụng, controller nào cần dùng thì ta sẽ gọi trong controller đó
use App\Http\Request\LoginRequest;
Sau khi khai báo form request vào controller thì truyền tên class form request vào hàm như hình trên
+ Nếu có lỗi xảy ra thì class LoginRequest sẽ kiểm tra lỗi và trả về view 1 mảng $errors, lúc này để hiển thị lỗi cho người sử dụng biết lỗi gì thì ta lặp mảng $errors đó và in từng phần tử tương ứng với các ô nhập liệu đó
Khai báo in các lỗi trả về như hình trên
Hàm has và first là các hàm có sẵn trong laravel, lúc này view sẽ được kết quả như sau
Tổng kết :
Trong bài viết này mình đã hướng dẫn các bạn tạo 1 file form request để kiểm tra điều kiện khi dữ liệu được gửi từ form lên server. chú ý là form request hoặc form validate đều là tên gọi để chỉ module này trong laravel. Chúc bạn thành công